Được hỗ trợ bởi Dịch
 

Xử lý nước thải bệnh viện, phòng khám

Thương hiệu:Lê Nguyễn Loại:Công nghệ
Liên hệ

Mua sau Đã yêu thích

1. Đặc trưng nước thải

Trong hoạt động bệnh viện, nước thải sinh ra từ các nguồn khác nhau như: máu bệnh nhân, dịch, nước tiểu, và các loại bệnh phẩm khác. Đặc tính nguồn nước thải này là có độ ô nhiễm COD, Nitơ và phót pho cao. Đặc biệt nước thải loại này chứa mầm vi sinh vật gây bệnh rất lớn và khó kiểm soát.

Bên cạnh nguồn nước thải trong khám chữa bệnh như đã nêu trên, nguồn nước thải sinh hoạt sinh ra do hoạt động vệ sinh của CBCNV, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng cần được quan tâm đến. Ở đây, nước thải sinh hoạt gồm hai nguồn chính: nước thải đen và nước thải xám

- Nước thải xám là nguồn thải được sinh ra trong hoạt động tắm giặt, nấu nướng (khu vực căng tin, nhà bếp),…

- Nước thải đen là nguồn thải toilet, có độ ô nhiễm cao cả về COD, Nitơ và photpho

Ngoài ra một số bệnh viện có khu vực giặt là, nước thải khu vực này chứa lượng lớn chất tẩy rửa, chất hoạt đông bề mặt

2. Phương án công nghệ xử lý

Lựa chọn công nghệ xử lí trên cơ sở những tiêu chí sau:

  1. Sử dụng diện tích đất không lớn, phù hợp không gian lắp đặt, ít gây mùi cho môi trường xung quanh.
  2. Chất lượng nước ra đạt tiêu chuẩn thải theo yêu cầu của cơ quan giám sát Môi trường địa phương.
  3. Khả năng cung cấp thiết bị, vật tư của thị trường VN
  4. Hoạt động ổn định - Độ tin cậy của hệ xử lí tối đa, điều này tương đương với việc giảm bớt tính phức tạp của công nghệ, yêu cầu về trình độ vận hành tối thiểu, tự động hóa ở mức hợp lý.
  5. Chi phí vận hành hợp lý, tiết kiệm.
  6. Linh hoạt trong vận hành nhằm đáp ứng tốt cho phát triển trong tương lai.

Dựa trên chất lượng nguồn thải chúng tôi lựa chọn công nghệ màng vi sinh chuyển động (Moving Bed Biofilm Reactor - MBBR) xử lí tích hợp kiểu Jokasou – Japan hoặc xây dựng hoàn toàn (theo yêu cầu của CĐT), trong đó: Xử lý vi sinh là quá trình cơ bản của hệ xử lý. Điều hòa lưu lượng và mức ô nhiễm, lắng, ủ bùn là các quá trình phụ trợ.

Công nghệ được chia thành các bước xử lí khác nhau nhằm xử lí triệt để COD, Nitơ, photpho, và vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Do nước thải được thu gom từ các bể phốt và hệ thống đường ống nước thải sinh hoạt, các bước xử lí bao gồm: Tách rác - Hố thu gom – Bể điều hòa – Xử lý sinh học (yếm khí, thiếu khí và hiếu khí) – lắng – khử trùng.

Ưu điểm của phương án này là giảm thiểu tối đa sự tác động thay đổi mặt bằng. Dễ dàng thi công lắp đặt, vận hành và cũng như khắc phục sự cố.

2.1. Bể tách cặn - điều hòa

Bể tách cặn rác và điều hòa được xây dựng bằng bê tông. Dòng nước thải từ các khoa phòng bệnh viện được loại bỏ rác thô bằng song chắn rác và được chảy tự động vào bể điều hòa nhờ áp suất thủy tĩnh . Mục đích của đơn vị công nghệ này là điều hoà lưu lượng nhằm cấp liên tục và làm ổn định chất lượng nước thải bằng hệ thống khuấy trộn sục khí trong bể điều hoà. Bể điều hòa được xây 3 ngăn, đậy kín để tránh phát tán mùi hôi và được cấp khí sục đáy bể để tránh tạo mùi hôi với lưu lượng 2 – 3 m3 không khí/m3nước thải. Dung tích của bể điều hòa đảm bảo chứa nước cho hệ thống hoạt động 6 giờ.

2.2. Bể FRP (hoặc xây dựng BTCT) tích hợp xử lý sinh học - lắng - khử trùng (đơn vị chính)

Bể xử lý vi sinh-lọc-khử trùng được chế tạo từ vật liệu composit FRP (hoặc xây dựng BTCT) bao gồm nhiều ngăn bể nối tiếp nhau. Nước từ bể điều hòa được bơm vào ngăn xử lý vi sinh.

a.Ngăn xử lý vi sinh:

Để tăng cường hiệu quả xử lý và linh hoạt trong vận hành, hệ xử lý vi sinh được chia làm nhiều ngăn nối tiếp nhau với tổng thời gian lưu nước thải là 6 - 8 giờ.

Hệ xử lý vi sinh sử dụng cụng nghệ màng vi sinh chuyển động (Moving Bed Biofilm Reactor, MBBR) với vật liệu mang . Đây là công nghệ mới, đó được sử dụng tốt ở nhiều nơi tại Việt Nam. So với công nghệ bùn hoạt tính truyền thống, hiệu quả của nó tăng hơn khoảng ba lần (300 %).

Ưu điểm khác của công nghệ màng vi sinh chuyển động là tiến hành loại bỏ COD, BOD, amoni và khử nitrat trong cùng một bể (loại bỏ được khâu xử lý thiếu khớ). Trong cỏc hệ xử lý thông dụng, muốn khử nitrat phải thêm bể xử lý vi sinh thiếu khí (sơ đồ công nghệ Anoxic – Oxic, AO hay sơ đồ công nghệ Anaerobic – Anoxic – Oxic, A2O), làm tăng khối tích bể cần xây dựng. Ưu điểm khác là do sử dụng màng vi sinh chuyển động sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng khí, tiết kiệm năng lượng điện của khâu cấp khí, là khâu “ngốn ” năng lượng điện chủ yếu của hệ thống xử lý.

Màng vi sinh sử dụng thuộc loại polymer xốp có độ xốp 92 - 95 %, diện tích bề mặt đạt 6000 m2/m3. Vật liệu nhẹ, dễ chuyển động trong nước giúp tiết kiệm năng lượng cho khâu cấp khí. Vật liệu mang bền, sử dụng nhiều năm không cần thay thế.

Trong trường hợp cần tăng cường công suất (mở rộng qui mô, số giường điều trị) chỉ cần tăng thêm vật liệu mang và cấp thêm khí, không cần thêm thể tích bể phản ứng. Công suất tăng cường có thể thêm 20 - 30%.

b. Ngăn lắng

Nước từ ngăn xử lý vi sinh chảy tự động sang ngăn lắng. Ngăn lắng được chế tạo từ vật liệu composit (hoặc xây dựng BTCT) và sử dụng kỹ thuật lắng đứng.

Bùn trong bể lọc được hút đưa về hệ xử lý vi sinh hay về bể ủ bùn.

c. Ngăn khử trùng

Chức năng của ngăn bể này nhằm loại bỏ toàn bộ lượng vi sinh vật gây bệnh. Nước từ ngăn lắng chảy tự động sang ngăn khử trùng. Khử trùng được thực hiện với hóa chất clo hoạt động (canxi hypocloro, Ca(OCl)2). Canxi hypocloro là chất rắn, dễ bảo quản, có sẵn nguồn cung cấp trên thị trường và giá thành không cao so với các loại khác (đắt hơn khí clo, tuy vậy khí clo không thích hợp cho qui mô trên). Liều lượng clo cần thiết được điều chỉnh qua bơm định lượng. Nước sau xử lí đạt cột B QCVN 28:2010/BTNMT về chất lượng nước thải y tế.

3. Bể ủ bùn thải

Có chức năng của bể bùn ,làm nhiệm vụ chứa và phân hủy bùn vi sinh vật. Bể ủ bùn thải nhằm ổn định và làm giảm thể tích bùn thải đến mức tối đa trước khi mang đi thải. Bể ủ bùn thải xây dựng bằng bê tông để tránh phát tán mùi hôi như trong phương án sân phơi bùn hay cô đặc bùn. Bùn sau khi phân hủy (phân bón giàu đạm, lân) được hút định kỳ (giống như hút bùn từ bể phốt). Ước tính chu kỳ hút bùn 1 -2 năm/ 1 lần. Khí hôi được đưa về hệ thống xử lý khớ thải.

4. Bể khử trùng

Hệ thống xử lý nước thải thường phát sinh mùi hôi từ bể điều hòa, bể ủ bùn và hệ xử lý vi sinh. Xử lý mùi được thực hiện với thuốc tím kết hợp dung dịch sút để có thêm tác dụng diệt vi khuẩn. Tháp khử mùi thuộc loại tháp nhồi, dung dịch hóa chất được bơm tuần hoàn đẩy lên phía trên tạo thành giọt rơi xuống tiếp xúc với khí thải. Bơm tuần hoàn dung dịch hoạt động không liên tục.

Ưu điểm công nghệ:

1. Giá thành đầu tư thấp

2. Giá thành vận hành rẻ.

3. Công nghệ đơn giản, dễ sử dụng trong vận hành.

4. Có tính linh hoạt cao.

5. Lượng bùn sinh ra thấp, chi phí cho xử lí bùn thấp

4. Chất lượng nước ra đạt TCVN cho phép.

 

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0939803355